Mục Lục
Dân Số Ấn Độ Hiện Nay Là Bao Nhiêu?
- Dân số Ấn Độ tính đến 15/08/2022 là 1.408.250.694 người, theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc.
- Dân số Ấn Độ hiện nay đang chiếm 17,70% dân số thế giới.
- Ấn Độ là nước đang đứng thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
- Mật độ dân số của Ấn Độ là 466 người/km2. Với tổng diện tích đất là 2.972.892 km2. Trong đó, 34,03% dân số sống ở thành thị (460.779.764 người vào năm 2019).
- Độ tuổi trung bình của dân số Ấn Độ là 28,4 tuổi.
- Theo thống kế của Liên Hợp Quốc, 72,14% dân số Ấn Độ trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) có thể đọc và viết. Bên cạnh đó, khoảng 261.801.355 người lớn không biết chữ.
- Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc được hiểu là tỷ lệ người đã trên độ tuổi lao động (65+) so với tổng lực lượng người lao động của một quốc gia. Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Ấn Độ hiện nay được công bố là 9,5%.
Ước tính trong năm 2020, dân số Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên 13.404.653 người và dự tính đạt 1.386.670.094 người vào đầu năm 2021. Gia tăng dân số Ấn Độ tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng người sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 14.088.062 người.
Nếu tình trạng người di cư vẫn ở mức độ như năm trước thì dân số dự đoán sẽ giảm -683.409 người. Điều đó đồng nghĩa với việc số người chuyển đến Ấn Độ để định cư sẽ ít hơn so với số lượng người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.
Bảng Xếp Hạng Dân Số Thế Giới 2020
Dưới đây là bảng xếp hạng dân số các nước trên thế giới mới nhất vào năm 2020 dựa trên các ước tính dân số mới nhất của Liên Hợp Quốc. Danh sách này gồm tất cả các nước và vùng lãnh thổ phụ thuộc. Theo Liên Hợp Quốc ước tính, dân số cả thế giới hiện nay có khoảng 7.5 tỷ người.
Top 20 nước đứng đầu dân số thế giới 2020
- Trung Quốc: 1,439,323,776
- Dân số Ấn Độ: 1,380,004,385
- Mỹ: 331,002,651
- Indonesia: 273,523,615
- Pakistan: 220,892,340
- Brazil: 212,559,417
- Nigeria: 206,139,589
- Bangladesh: 164,689,383
- Nga: 145,934,462
- Mexico: 128,932,753
- Nhật Bản 126,476,461
- Ethiopia 114,963,588
- Philippines 109,581,078
- Ai Cập 102,334,404
- Việt Nam 97,338,579
- CHDC Congo 89,561,403
- Thổ Nhĩ Kỳ 84,339,067
- Iran 83,992,949
- Đức 83,783,942
- Thái Lan 69,799,978
Khoảng năm 8000 trước Công nguyên, vào buổi bình minh của ngành nông nghiệp, dân số thế giới là khoảng 5 triệu người. Trong giai đoạn từ 8000 năm TCN đến Công nguyên, dân số thế giới đã tăng lên đến khoảng 200 triệu người (một con số ước tính khác là 300 triệu hoặc thậm chí 600), với tốc độ tăng trưởng dân số dưới 0,05% mỗi năm.
Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi to lớn xảy ra – đã đưa lịch sử nhân loại sang một thời kỳ mới. Vào giai đoạn này, dân số thế giới bắt đầu tăng trưởng một cách hết sức nhanh chóng.
Cho đến khoảng những năm 1800, dân số toàn cầu đạt mốc 1 tỷ người, và đến năm 1930 con số này đã đạt mốc 2 tỷ người chỉ trong vòng có 130 năm, 3 tỷ trong vòng chưa đầy 30 năm (1959), đạt 4 tỷ dân số thế giới trong 15 năm (1974), và 5 tỷ người trong 13 năm (1987).
Trong thế kỷ 20, dân số toàn cầu đã tăng trưởng từ 1.650.000.000 người lên đến 6 tỷ người.
Theo các dự đoán từ Cục điều tra dân số, trong tương lai, đến năm 2050 dân số toàn thế giới sẽ chạm mốc 9,5 tỷ người. Đến năm 2056 sẽ chạm mốc 10 tỷ người, đồng nghĩa với việc tăng 33% so với 7,4 tỷ người vào năm 2016. Dân số ở các quốc gia kém phát triển có khả năng sẽ tăng gấp đôi từ nay cho đến 2050. Theo Liên hợp quốc, có 48 quốc gia kém phát triển tính trên toàn thế giới và hầu hết đều nằm ở Châu Phi. Có khoảng 42 nước sẽ giảm tỷ lệ dân số, nằm rải rác ở châu Á, châu Âu và khu vực Mỹ latinh.
Dân Số Ấn Độ Sẽ Vượt Trung Quốc?
Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay đang chiếm 37% trong tổng số 7,7 tỷ người trên toàn thế giới, trong đó Trung Quốc đang có khoảng 1,4 tỷ người, còn dân số Ấn Độ là 1,3 tỷ.
Tuy nhiên, theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới 2019 của Liên Hợp Quốc được công bố hôm 17/6, đến năm 2027, dân số Ấn Độ được dự đoán sẽ đông dân hơn Trung Quốc và vào năm 2050, khoảng cách giữa hai nước sẽ càng được nơi xa.
Từ năm 2019 đến 2050, 55 quốc gia hoặc khu vực dự kiến sẽ có tỷ lệ giảm dân số ít nhất 1%, báo cáo cho hay, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giảm dân số tại các quốc gia này là tỷ lệ sinh thấp và một số nước có lượng người di cư cao.
Chẳng hạn như tại Trung Quốc – quốc gia đứng đầu về dân số, dự kiến dân số sẽ giảm 31,4 triệu người, tương đương 2,2% dân số toàn Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là dân số Trung Quốc được dự báo sẽ giảm còn 1,1 tỷ người, trong khi dân số Ấn Độ sẽ là 1,5 tỷ người. Đến năm 2050, theo báo cáo dự đoán dân số toàn cầu là 9,7 tỷ người, đây là mức tăng dân số đáng kinh ngạc chỉ trong một thế kỷ. 5 năm sau khi Liên Hợp Quốc thành lập vào năm 1950, dân số thế giới khi đó chỉ là 2,6 tỷ người.
Liên Hợp Quốc đã đưa ra báo cáo trên dựa trên xu hướng các mô hình liên quan về tỷ lệ sinh, tử và di cư và nhân khẩu học. Mục đích của báo cáo là cung cấp căn cứ cho các chính phủ thông tin hướng đến Các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2030.
Trung Quốc đã và đang nỗ lực hết mình để giải quyết vấn đề sụt giảm dân số nhiều năm nay. Trong bối cảnh dân số già đi nhanh chóng cộng hưởng với tỷ lệ sinh giảm, chính quyền nước này đã phải hủy chính sách một con để khuyến khích các đôi vợ chồng sinh thêm.
Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt tại thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc và các thành phố lớn ngày càng cao khiến nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh bị thất bại.
Xếp sau dân số Ấn Độ và Trung Quốc, báo cáo dự đoán Nigeria sẽ là quốc gia đông dân thứ ba thế giới vào năm 2050 với khoảng 733 triệu dân. Vị trí của Mỹ trong bảng xếp hạng dân số thế giới sẽ rơi xuống thứ tư với khoảng 434 triệu người và quốc gia đông dân thứ 5 trên toàn cầu sẽ là Pakistan.
Phần lớn dân số tăng nhanh nhất ở các nước nghèo nhất, nơi tăng trưởng dân số đi kèm với những thách thức về kinh tế – Trích lời Liu Zhenmin, phó tổng thư ký Các vấn đề Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc.
Hơn nửa dân số dự đoán trên thế giới vào năm 2050 sẽ tập trung ở 9 quốc gia, hầu hết là các nước kém và đang phát triển, các nước ở Châu Phi chiếm phần lớn. Các xu hướng dân số của thế giới được dự đoán sẽ là dân số giảm, dân số già hóa do tuổi thọ ngày càng tăng cao và khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo sẽ dần thu hẹp.