Mục Lục
Trang Phục Truyền Thống Ấn Độ Nữ
Theo truyền thống, trang phục cho phụ nữ Ấn Độ không có tín ngưỡng, đẳng cấp, và văn hóa là Sari. Sari (saree) là bộ trang phục dài từ 4-9m, được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau, sau đó quấn quanh người.
Từng khu vực hoặc văn hóa cụ thể của Ấn Độ lại có những bộ trang phục khác nhau, đó cũng được coi là một phần của trang phục truyền thống Ấn Độ. Salwar Kameez là trang phục truyền thống ở Punjab, còn ở Rajasthan là Gagra Choli hay còn gọi là Lehenga. Ở Kerala, một phiên bản cũ của sari gọi là Mundum Neriyathum là áo truyền thống Ấn Độ.
Ở mỗi vùng khác nhau, trang phục truyền thống Ấn Độ phổ biến nhất là sari lại được trang trí theo các phong cách khác nhau. Ví dụ, ở Gujarat là phong cách pallu và ở Maharashtra là phong cách kachha.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, trang phục truyền thống Ấn Độ cũng dần phát triển. Do các yếu tố như toàn cầu hóa và du nhập văn hóa của phương Tây ngày càng lớn mạnh, phụ nữ Ấn ngày nay có một cách tiếp cận hiện đại khi nói đến trang phục.
Ngoại trừ những người ở thế hệ cũ – những người hơi hướng bảo thủ và chính thống, sari hiện nay đã được thay thế phổ biến bởi Churidar-Kurta và Salwar Kameez. Phụ nữ ở hầu hết các độ tuổi bắt đầu từ 18 tuổi đến 90 tuổi thích mặc quần áo ở Salwar Kameez trong đời sống hàng ngày của họ.
Bên cạnh đó, có một bộ phận phụ nữ Ấn Độ khác đã tiến thêm một bước nhảy vọt theo hướng hiện đại hóa. Những người phụ nữ này thích thời trang hiện đại và thích phong cách thời trang được phương Tây hóa hơn như quần, váy, đồ bộ…
Trang Phục Truyền Thống Ấn Độ Nam
Ngày nay, khi đến Ấn Độ, bạn sẽ khó có thể thấy hình ảnh đàn ông Ấn Độ mặc trang phục truyền thống trong nước. Chỉ trong những dịp đặc biệt như lễ hội hoặc trong đám cưới, một số ít nam giới của Ấn Độ mới mặc trang phục truyền thống.
Nhưng ở các vùng nông thôn, đặc biệt là đối với người cao tuổi, đó dường như đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của họ. Các trang phục truyền thống Ấn Độ của đàn ông thường đều là Dhoti kết hợp với Kurta và Gandhi Troi hoặc Agri.
Dhoti là một miếng vải hình chữ nhật dài khoảng 4-5m, quấn quanh thắt lưng người mặc, trông giống như váy. Nó được kết hợp với chiếc áo khác được gọi là Kurta, có chiều dài hơn một chiếc áo sơ mi với hai khe hở ở mỗi bên.
Sherwani là một loại trang phục truyền thống Ấn Độ, thường được cánh đàn ông mặc với churidars và đôi khi là đi kèm một chiếc khăn được thêm vào trang phục.
Nhưng kể từ thời điểm sau khi người Anh cai trị Ấn Độ, đất nước này đã ứng dụng văn hóa quần áo hiện đại hơn. Ngày nay, bạn đã có thể nhìn thấy nam giới mặc quần jean, áo phông, áo sơ mi theo phong cách phương Tây rất phổ biến.
Ngoài ra, kết cấu, màu sắc và vật liệu của trang phục cũng rất đa dạng. Tùy thuộc vào sở thích và sắc tộc trong văn hóa trang phục, lựa chọn màu sắc trong trang phục truyền thống Ấn Độ lại có sự khác nhau. Ví dụ,đối với người Hindu thì màu đỏ được coi là tốt lành cho nhiều dịp thiêng liêng và lễ hội. Người Hindu thì thường mặc màu trắng trong tang lễ, trong khi người Kitô giáo lại mặc đồ trắng cho đám cưới.
Ấn Độ đang dần thay đổi vì vậy bạn sẽ không cần phải quá lo lắng về việc sẽ mặc gì khi đến đất nước này. Nhưng nếu có dịp, bạn hãy thử khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống Ấn Độ để hiểu hơn về nền văn hóa độc đáo tại đây.
Trang Phục Truyền Thống Ấn Độ Sari
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Ấn Độ có tên gọi là Sari. Đó là những bộ trang phục, váy áo được thiết kế cầu kỳ và tỉ mỉ. Nhằm tôn vinh vẻ bí ẩn và nét đẹp quyến rũ của người phụ nữ Ấn vốn đã rất xinh đẹp.
Bộ váy áo này được thiết kế tỉ mỉ, công phu với nhiều chi tiết được thêu hoàn toàn bằng tay. Mỗi bộ trang phục truyền thống Ấn Độ đều là một kiệt tác. Vừa thể hiện vẻ đẹp của kỹ thuật thêu, vừa thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của người phụ nữ trong từng đường kim,mũi chỉ.
Sari xuất hiện lần đầu cách đây khoảng 5000 năm trước. Sari là kiểu trang phục truyền thống Ấn Độ làm từ các mảnh vải quấn quanh người, gồm có 2 mảnh một để quấn quanh che lấy người và một để quấn ngang bụng rồi bắt chéo qua vai và buông rủ xuống mềm mại.
Trang Phục Ấn Độ Cổ Đại Khác Với Hiện Đại Chỗ Nào?
Trong những năm từ 1960 đến 1970, cũng là lúc thời trang phương Tây đã thu nạp các yếu tố đặc sắc của trang phục Ấn Độ, thời trang Ấn Độ cũng bắt đầu tích cực tiếp thu các yếu tố của trang phục phương Tây.
Trong suốt những năm 1980 và 1990, các nhà thiết kế người phương Tây đã nhiệt tình kết hợp các hàng thủ công, kỹ thuật truyền thống Ấn Độ vào công việc của họ cùng lúc với các nhà thiết kế Ấn Độ cho phép phương Tây ảnh hưởng đến công việc của họ.
Vào thế kỷ 21, cả quần áo Ấn Độ và phương Tây đã tạo ra một phong cách nổi bật, độc đáo của quần áo cho dân số Ấn Độ điển hình đô thị. Phụ nữ bắt đầu mặc những bộ quần áo thoải mái hơn và dần tiếp xúc với thời trang hiện đại đã dẫn tới sự kết hợp giữa phong cách trang phục phương Tây và Ấn Độ.
Sau khi tự do về kinh tế, nhiều việc làm đã mở ra, từ đó tạo ra một nhu cầu mặc chính thức. Mặc dù phụ nữ có thể mặc trang phục phương Tây hoặc trang phục truyền thống để làm việc nhưng hầu hết các công ty đa quốc gia của Ấn Độ họ lại muốn nhân viên nam mặc trang phục phương Tây để đi làm.
Quần áo của phụ nữ ở Ấn Độ ngày nay gồm cả trang phục giản dị và trang trọng như áo choàng, áo sơ mi, quần. Quần áo truyền thống của Ấn Độ như kurti đã được người dân kết hợp với quần jean để tạo thành một bộ trang phục độc đáo giản dị.
Các nhà thiết kế thời trang ở Ấn Độ đã trộn lẫn vài yếu tố của trang phục truyền thống Ấn Độ vào quần áo truyền thống của phương Tây để tạo ra một phong cách độc đáo của thời trang Ấn Độ hiện đại ngày nay.
Trang Phục Cưới Ấn Độ Có Gì Đặc Biệt?
Trong đám cưới của người Ấn Độ, phụ kiện và trang phục luôn được chuẩn bị cầu kì và vô cùng tốn kém. Ấn Độ là một trong những quốc gia trên thế giới tổ chức lễ cưới cầu kỳ và tốn kém nhất. Nghi lễ cưới thường kéo dài trong 5 ngày. Người Ấn Độ có quan niệm, cô dâu mà càng xinh đẹp, thì sẽ càng nhận được nhiều hạnh phúc.
Ấn Độ được biết đến là một quốc gia với những trang phục váy cưới truyền thống vô cùng ấn tượng. Kèm theo đó là những phụ kiện, nữ trang tinh xảo và nghệ thuật vẽ cơ thể vô cùng đặc biệt thể hiện rõ nét bản sắc của người Ấn trong lễ hội cưới truyền thống.
Chính vì vậy, trang phục và trang sức cưới của họ đều được tạo ra một cách cầu kỳ và tỉ mỉ. Ngắm nhìn một thiết kế váy cưới của người Ấn Độ, chúng ta có thể thấy được sự khéo léo tinh tế trong từng chi tiết và óc sáng tạo đầy nghệ thuật.
Sari (váy cưới) thêu tay và đính đá
Sari là trang phục truyền thống Ấn Độ và phổ biến nhất của các cô dâu Ấn Độ, đặc biệt được mặc trong các lễ cưới hỏi. Các cô dâu thường mặc sari màu đỏ để tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của người họ.
Người Ấn Độ quan niệm rằng sari đính càng nhiều hạt đá và kim sa lên trên thì cô dâu càng danh giá và sẽ được gả vào gia đình giàu có. Bạn có biết rằng, có những chiếc sari được đính đến hàng ngàn viên đá và hạt kim sa được khâu tay suốt vài tháng trời.
Khăn Kalgi cho chú rể
Thay cho khăn đóng thường được dùng ở một số nước phương Đông khác trong đó có Việt Nam, chú rể Ấn Độ lại sử dụng khăn Kalgi có đính đá quý. Trước đây loại khăn này thường chỉ dành cho vua chúa và giới quý tộc. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, hầu hết đám cưới của Ấn Độ, chú rể đều đội loại khăn này.
Khăn được may từ vải gấm quý, phần trên được đính lông công, phần dưới cầu kỳ trang trí bằng đá quý đủ màu. Số lượng viên đá xếp trên khăn cũng được quy định chặt chẽ với ý nghĩa mang lại may mắn trong ngày hạnh phúc.
GANESH đã chia sẽ cho bạn đọc các thông tin hữu ích về Trang Phục Truyền Thống Ấn Độ, mong bài viết này giúp ích cho bạn đọc!